Thực Tập Sinh Người Nước Ngoài Có Thể Kết Hôn Với Người Nhật Hay Không?

Về cơ bản pháp luật Việt Nam và Nhật Bản không nghiêm cấm chuyện kết hôn giữa các cá nhân, chỉ cần đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện về độ tuổi, giới tính thì bất kỳ đối tượng nào cũng có thể tiến hành đăng ký kết hôn.

Tuy nhiên, đối với các thực tập sinh kỹ năng người nước ngoài đang làm việc ở Nhật Bản, các nghiệp đoàn quản lý họ đa phần sẽ không đồng ý chuyện này. Vì việc kết hôn hay sinh con sẽ làm gián đoạn và ảnh hưởng đến công việc hiện tại. Nhiều nghiệp đoàn khi ký kết hợp đồng với các thực tập sinh còn có thêm điều khoản . Nếu vi phạm các cá nhân sẽ bị chấm dứt hợp đồng, hoặc phạt tiền (tùy trường hợp có thể lên đến hơn 400,000 yên), chưa kể đến những khoản nợ và đặt cọc khi làm thủ tục sang Nhật khác. 

Các bạn thực tập sinh kỹ năng phải hết sức chú ý đến điều này, vì hiện tại các bạn đang chịu sự quản lý trực tiếp của nghiệp đoàn, công ty chứ không phải Đại sứ quán hay các tổ chức nào ở Nhật, nên cho dù làm bất cứ việc gì cũng cần phải xem xét đến những quy định mà nghiệp đoàn đang áp dụng.

☛.

Trên thực tế hiện nay, có rất nhiều các cặp đôi người Nhật và thực tập sinh người nước ngoài yêu nhau. Họ hy vọng sau khi hoàn thành quá trình thực tập cả hai có thể kết hôn và chung sống lâu dài ở Nhật. 

Việc kết hôn như trên đã trình bày là việc pháp luật không nghiêm cấm, nhưng việc ở lại Nhật Bản sau khi hoàn thành chương trình thực tập thì cần đáp ứng nhiều điều kiện hơn thế. Và một trong số đó là phải chuyển đổi tư cách lưu trú “thực tập sinh kỹ năng” hiện tại sang tư cách lưu trú “vợ/chồng người Nhật”.

Trước hết cần phải hiểu chế độ thực tập sinh kỹ năng là hình thức đưa người lao động nước ngoài ở những nước đang phát triển đến làm việc ở những nước phát triển để học hỏi tri thức, kỹ thuật, nâng cao tay nghề, cải thiện tác phong công nghiệp,… sau đó quay trở về làm việc, đóng góp những điều đã học hỏi vào sự phát triển của quốc gia mình sinh sống. Hình thức này phù hợp với mục đích muốn học hỏi công nghệ tiên tiến của những nư ;ớc đang phát triển, đồng thời giải quyết vấn đề thiếu nguồn lao động ở những nước phát triển nên được cả hai bên ký kết như một hiệp định hợp tác về kinh tế.

Những thực tập sinh kỹ năng sang Nhật Bản làm việc dưới hình thức này thường có thời hạn lưu trú tối đa là 5 năm (sau khi hoàn thành 3 năm đầu tiên phải về nước 1 lần sau đó mới có thể quay lại chuyển đổi tư cách lưu trú.)

Với mục đích và thời hạn lưu trú như vậy, nên theo luật các “thực tập sinh kỹ năng” sau khi hoàn thành chương trình thực tập không thể ở lại và chuyển đổi tư cách lưu trú sang hình thức khác như “vợ/chồng người Nhật” hoặc visa lao động được. Cho dù bạn có nộp đơn xin chuyển đổi tư cách lưu trú lên Cục xuất nhập cảnh thì họ cũng sẽ không cấp cho bạn.

Để các thủ tục trở nên đơn giản, dễ dàng và quan trọng là hợp pháp, chỉ có một cách duy nhất là sau khi hoàn thành chương trình thực tập kỹ năng, cá nhân người nước ngoài phải trở về nước và sau đó xin cấp tư cách lưu trú mới để quay lại Nhật Bản. Khi này bạn có thể xin tư cách lưu trú theo dạng “vợ/chồng người Nhật” hoặc visa lao động để quay lại Nhật. Cách phổ biến nhất vẫn là xin tư cách lưu trú “vợ/chồng người Nhật)

  • Thực tập sinh kỹ năng sau khi trở về nước tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn quốc tế tại hai nước.
  • Xin giấy chứng nhận tư cách lưu trú: Trong trường hợp này phía người bảo lãnh ở bên Nhật (chồng/vợ người Nhật) sẽ phải đứng ra làm thủ tục xin giấy chứng nhận tư cách lưu trú để đưa vợ/chồng từ nước ngoài sang.
  • Gửi giấy chứng nhận tư cách lưu trú cho người ở Việt Nam: Sau khi Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản đồng ý cấp giấy Chứng nhận tư c&# 225;ch lưu trú, phía người bảo lãnh bên Nhật phải gửi giấy này qua phía Việt Nam để làm thủ tục xin visa.
  • Xin visa tại Đại sứ quán Nhật Bản ở nước sở tại: Sau khi nhận được Giấy chứng nhận tư cách lưu trú, người làm đơn phải đem giấy tờ đến Đại sứ quán Nhật Bản ở nước sở tại để làm thủ tục xin cấp visa. 

Tình trạng lưu trú trong thời gian thực tập trước đó của các thực tập sinh ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình xét duyệt giấy chứng nhận tư cách lưu trú sau này. Những trường hợp trong quá trình thực tập có các hành vi như bỏ trốn, vi phạm pháp luật,… đều sẽ gặp khó khăn trong quá trình xin cấp visa sau này.

Ảnh tiêu đề: Pixta.jp

Thông tin trong bài viết được cập nhật tại thời điểm công bố

Next Post Previous Post