Du Học Sinh Việt Về Nước Khởi Nghiệp

Từ bỏ công việc có thu nhập cao, môi trường làm việc tốt trong ngành dầu khí để khởi nghiệp, du học sinh nước Nga Vũ Thị Phương Oanh khiến nhiều người bất ngờ.



Bằng tất cả niềm đam mê và sự kiên trì, Vũ Thị Phương Oanh, 30 tuổi, tốt nghiệp ngành tài chính tại Đại học Kinh tế - Tổng hợp thành phố Rostov, Nga đã chinh phục được nhiều người khi sáng lập Ponny Beauté - hệ thống uy tín phân phối và bán lẻ mỹ phẩm, nước hoa cao cấp nhập khẩu.


Vốn đam mê kinh doanh, nên khi đang là sinh viên tại Nga, một lúc học hai văn bằng đại học, Oanh vừa bán hàng trực tuyến mỹ phẩm, nước hoa trên mạng xã hội Facebook. Công việc, học tập đều căng thẳng, Vũ Thị Phương Oanh trải qua nhiều khó khăn, đỉnh điểm là lúc cô chia tay bạn trai, người luôn giúp đỡ cô mọi thứ trong cuộc sống. Cô muốn bản thân có thể tự làm được mọi việc và muốn trưởng thành hơn, không phụ thuộc vào ai.

Khi đã có lượng khách hàng ổn định, mỗi ngày tôi đều tìm kiếm, liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp để có được giá tốt hơn. Tôi vừa hoàn thành tốt nghiệp, vừa một mình làm tất cả mọi việc, ngày nào cũng liên hệ các nhà cung cấp mà mình tìm được, nhưng gần như câu trả lời là 'không', thậm chí họ không trả lời tôi. Áp lực viết luận văn tài chính và luận văn tốt nghiệp ngành ngôn ngữ khó nhằn, việc kinh doanh với số vốn ban đầu chưa đến 27 triệu đồng, tất cả làm tôi trong 8 tháng đó đã gầy còn gầy hơn, tôi nặng 38 kg, cao 1,6 m".

Tốt nghiệp đại học, về nước, Vũ Thị Phương Oanh tạm dừng kinh doanh, thử sức với nghề dạy học, sau đó làm việc tại Liên doanh dầu khí Việt - Nga Vietsovpetro. Công việc ao ước của nhiều người với thu nhập cao, môi trường làm việc tốt lại khiến Oanh không có hứng thú. Oanh lên kế hoạch bắt đầu lại mọi thứ, dự trên mối hàng từ trước đó, với những kinh nghiệm có được sau n hiều năm đi làm bên ngoài, cô thuyết phục được nhiều hơn các nhà cung cấp, từ đó có nguồn hàng chất lượng với giá hợp lý hơn.


Vũ Thị Phương Oanh chia sẻ về những ngày đầu tiên khó khăn bủa vây khi cô từ bỏ công việc văn phòng để khởi nghiệp, theo đuổi đam mê: "Để tiết kiệm chi phí, tôi làm tất cả một mình. Tôi nhìn xung quanh, bạn bè tôi đều thành công trong sự nghiệp, người học tiếp tiến sĩ, làm trong các viện nghiên cứu, hoặc được mời về các công ty nổi tiếng, còn tôi thì tự mình làm tất cả từ lựa sản phẩm, kiêm tư vấn, đóng hàng, đi gửi hàng, thu vốn. Nhìn bạn bè mì ;nh thành công cũng là một cách khá hay để giúp tôi quyết tâm hơn".

Khi bắt đầu xây dựng cửa hàng và thương hiệu, Oanh tiếp tục cách làm cũ như ngày cô bán hàng qua Facebook, chỉ khác là ngày trước mỗi ngày đóng 20 kg hàng, thì bây giờ có những ngày cô vừa bán và đóng, khuân vác 200 kg hàng một mình.

"Sau ngày khai trương cửa hàng đầu tiên, tôi ngồi trong cửa hàng, cứ thế mà khóc nức nở, bởi vì cửa hàng không có khách. Mỗi ngày bắt đầu, lợi nhuận thu về chưa có nhưng chi phí lại luôn phải trả. Mọi người xung quanh bảo: tốt nhất nên đóng cửa sớm, cắt thua lỗ vì mình đã chọn sai mặt bằng. Lúc đó tôi quen cộng sự mới, học được từ em rất nhiều, đó là liên lạc với các đại lý, chào sản phẩm cạnh tranh để tạo thêm lợi nhuận và quay vòng vốn. 3 tháng sau, không chỉ không đóng cửa, tôi và cộng sự đã mở được cửa hàng thứ 2 tại Hà Nội, dù không duy trì được lâu", Oanh nhớ lại.

Hiện nay, Ponny Beauté của Vũ Thị Phương Oanh đã hoạt động được 1 năm, với 1 cửa hàng tại Vũng Tàu và 3 kho hàng tại 3 thành phố, có lượng khách hàng ổn định và nhận được phản hồi tốt trên các kênh thương mại điện tử và mạng xã hội.



Cô đang cố gắng mở rộng không chỉ phân phối cho các đại lý, mà xây dựng chuỗi hệ thống bán lẻ riêng. Với phương châm đưa các sản phẩm có chất lượng toàn cầu về đến quê nhà, với mức giá mà chị em phụ nữ Việt Nam đều có thể tiếp cận được, thương hiệu của cô dần dần chinh phục mọi người.

Oanh cho rằng, mình có được ngày hôm nay, một phần ở sự thấu hiểu khách hàng, cũng như đặt trọn đam mê của mình vào công việc kinh doanh.

"Những ngày đầu tiên mới bắt đầu bán hàng, tôi bắt đầu bán theo đặt hàng của khách. Tuy nhiên, tôi luôn để ý những tiểu tiết: ví dụ khi bán nước hoa cho khách, tôi coi đó không đơn thuần là mùi hương, mà thể hiện tính cách của khách hàng, phong cách cho từng bộ trang phục và sự kiện mà họ sẽ mặc. Tôi ghi nhớ lại loại nước hoa mà khách hàng đã chọn để nếu sau này họ tiếp tục mua hàng thì mình hiểu được cá tính của khách để tư vấn tốt hơn. Về mỹ phẩm, tôi tạo điểm riêng bằng cách xây dựng cho khách hàng một công thức, hành trình dưỡng da, chứ không đơn thuần bán một lọ kem là xong. Một ngày dù có bao nhiêu khách hàng thì mình đều phải chăm sóc tận tình như vậy. Thông tin khách hàng, phong cách, sở thích của từng người mình đều nhớ...", cô chủ nhỏ bộc bạch.

Tốt nghiệp Đại học quốc gia Singapore, Trường được tập đoàn Apple mời về làm việc, tuy nhiên chỉ gắn bó với nơi này khoảng nửa năm, Trường quyết tâm về nước khởi nghiệp, điều mà anh ấp ủ bấy lâu.



Phan Nguyễn Văn Trường, 25 tuổi tốt nghiệp lớp chuyên toán, Trường THPT Năng khiếu chúng tôi anh giành học bổng đến 80% tại ĐH quốc gia Singapore. Trước đó, anh cũng là một học sinh xuất sắc, giỏi toán, siêu tiếng Anh, đam mê công nghệ và luôn mong muốn được là chính mình, nên dù được làm việc trong một tập đoàn lớn như Apple với mức lương trong mơ, anh vẫn quyết định trở về Việt Nam.

"Công việc lặp đi lặp lại mỗi ngày ở văn phòng không gợi cho tôi niềm đam mê, khám phá. Tôi xin nghỉ việc, khá nhiều người thân trong gia đình tôi phản đối, nhưng tôi mới là người quyết định", Trường kể lại.

Mới về Việt Nam, Trường cùng với một người bạn là Lê Thái Bảo, 26 tuổi tốt nghiệp Trường đại học quốc tế chúng tôi phát triển chi nhánh tại Việt Nam cho một công ty tại Singapore, tuy nhiên sau đó vì vướng một số thủ tục, dự án này tạm dừng. Trường dấn thân sang kinh doanh điện thoại di động theo dạng chuỗi, với sự góp vốn của một nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc kinh doanh này không lâu sau phải gác lại khi vấp phải sự cạnh tranh của thị trường đã quá nhiều "ông lớn" tham gia.

Không nhụt chí, Trường và Bảo tiếp tục hợp tác với một nhà đầu tư, kinh doanh hình thức cho thuê thiết bị wifi, khi mô hình này bắt đầu có lãi cũng là lúc nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong phương hướng phát triển. Họ nói lời chia tay nhau. Trường và Bảo tiếp tục song hành cùng nhau, thành lập nên Gohub của ngày hôm nay, công ty khởi nghiệp của anh chuyên cho khách du lịch thuê thiết bị phát sóng wifi, bán sim du lịch quốc tế đến hơn 80 quốc gia trên thế giới, song song với đó là vé thăm quan một số địa điểm tại nhiều quốc gia...

Thiết bị phát sóng wifi này sẽ khác gì với những thiết bị bán nhan nhản ngoài kia, với giá vài trăm ngàn? Chúng tôi hỏi Trường. Nhà khởi nghiệp sinh năm 1994 cho biết, các cục phát wifi bên ngoài thị trường đang có đều phải dùng thẻ sim, bạn lắp sim và dùng trong số tiền cho phép trong sim, có thể chỉ sử dụng tại Việt Nam và bị vô hiệu hóa khi mang sang nước ngoài. Trong khi đó, với cục phát wifi mà Gohub đang cho du khách thuê sẽ được cài đặt chương trình tương thích với mỗi quốc gia m 24; du khách đặt chân, du khách sẽ dùng thoải mái dung lượng trong số tiền đã được thống nhất trước đó với phía cho thuê là Gohub. "Chúng tôi phủ sóng dịch vụ của mình hơn 130 quốc gia", Trường nói.



"Mỗi du khách sẽ đặt cọc một khoản tiền (khoảng hơn 1 triệu đồng cho mỗi thiết bị), sau khi dùng xong, khách sẽ gửi trả lại cho chúng tôi. Các thiết bị này phải cài đặt phần mềm mới có thể sử dụng được nên nó cũng sẽ như "cục gạch" nếu bạn không trả l̐ 1;i", Trường chia sẻ.

Ông chủ 9X cũng cho hay, đối tượng chính mà doanh nghiệp khởi nghiệp hướng tới là khách du lịch "out bound" - nghĩa là người Việt và người nước ngoài ở Việt Nam đi du lịch ở các nước khác. Hơn nữa, nhu cầu du lịch nước ngoài phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng nhờ sự phát triển của các hãng hàng không giá rẻ, nhu cầu cần sim điện thoại, cần wifi thiết thực với bất kỳ du khách nào, trong khi đó đối thủ cạnh tranh cùng kinh doanh sản phẩm như Gohub không nhiều, do đó doanh nghiệp stat-up c ủa anh có nhiều tiềm năng để phát triển.

Đến tháng 3.2025 này, Gohub của Trường đã đạt doanh thu 700-800 triệu đồng mỗi tháng. Đây là doanh thu khả quan, bởi sau 800 triệu đồng, thì doanh nghiệp này bắt đầu có lãi. Mục tiêu của Trường, đến tháng 12.2025, doanh thu phải đạt 2 tỉ đồng mỗi tháng, sau đó, sẽ mở thêm các địa điểm giao dịch tại sân bay Nội Bài (Hà Nội), sân bay Đà Nẵng, ngoài sân bay Tân Sơn Nhất đã có... để mọi người ngày càng biết nhiều hơn về sản phẩm của anh.

Với nhân sự chỉ hơn 10 người, một người trong công ty của Trường phải kiêm nhiều vai trò khác nhau, song, ưu điểm là tất cả mọi người đều trẻ, sáng tạo, làm việc nghiêm túc và muốn đạt tới những đích xa hơn.

"Nhiều người hay thấy kỳ lạ vì sao tôi đang sống ở nước ngoài, có được tập đoàn chuyên nghiệp lại trả lương cao như Apple mời về làm mà vẫn về nước khởi nghiệp, mạo hiểm kinh doanh, không biết tương lai ra sao. Tôi thì lại nghĩ khác. Từ lâu, trong tôi luôn ấp ủ làm cái gì đó của riêng mình, mình phải làm chủ, phải sáng tạo ra nhiều giá trị hơn cho cộng đồng. Việt Nam chưa bao giờ hết sức hấp dẫn với bất kỳ nhà đầu tư nào, với chính chúng tôi, những du h̔ 5;c sinh thì càng không ngoại lệ", chàng trai 25 tuổi nói.

Next Post Previous Post